Tạo hiệu ứng cho đôi chân thon dài khi phối chân váy ngắn xuống phố
Ông của tôi kể lại, ngày 1.5.1975, khi những người lính quân quản đặt chân vào trụ sở Công ty Điện lực Việt Nam tại Sài Gòn, họ không chỉ tiếp quản một hệ thống điện mà còn tiếp nhận cả một sứ mệnh: phải giữ cho dòng điện không ngừng chảy trong những ngày đầu đất nước thống nhất. Hệ thống điện miền Nam khi ấy chỉ là những nhà máy nhỏ lẻ, với lưới điện manh mún, phục vụ chưa đầy 10% dân số. Do chiến tranh, máy móc hư hỏng nặng nề. Từ ngổn ngang trong "tro tàn chiến tranh" ấy, những người tiên phong của ngành điện lực miền Nam đã bắt đầu gieo mầm ánh sáng. Họ sửa chữa từng máy phát, nối từng đường dây, để duy trì ánh điện không chỉ là nguồn sáng mà còn là niềm tin cho người dân vào một tương lai tươi sáng.Nếu phải chọn một biểu tượng cho sự phát triển của ngành điện lực miền Nam, tôi sẽ chọn đường dây 500kV Bắc - Nam, hoàn thành vào ngày 27.5.1994. Đó không chỉ là công trình kỹ thuật, mà còn là "mạch máu" kết nối 3 miền đất nước, đưa dòng điện từ Thủy điện Hòa Bình về tận đồng lúa, đến nhà máy, vào từng mái nhà trong miền Nam ruột thịt. Rất nhiều câu chuyện đỗi tự hào được các thế hệ cha anh kể lại. Đó là những ngày đêm băng rừng, vượt núi để dựng cột, kéo điện, làm nên kỳ tích đường dây 500kV. Để rồi từ đó, miền Nam không còn là vùng đất "đói" điện, sớm trở thành trung tâm kinh tế sôi động nhất nước. Nhờ có điện, nền kinh tế xã hội, cuộc sống người dân được mở ra vô vàn cơ hội.Từ đường dây 500kV Bắc - Nam này, không chỉ dừng lại tại các thành phố lớn, ngành điện miền Nam đã vững chãi vươn xa, đưa điện thắp sáng đến những vùng đất hẻo lánh nhất. Tôi từng chứng kiến niềm vui của bà con ở một xã vùng sâu tỉnh Đồng Tháp khi lần đầu tiên ánh điện về làng. Đêm ấy, cả xóm không ai ngủ, trẻ em reo hò dưới ánh đèn đường, người lớn rưng rưng kể về những ngày phải thắp đèn dầu, học chữ dưới ánh trăng. Đến nay, với gần 100% xã và hơn 99% hộ dân có điện, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) đã biến giấc mơ "điện về nông thôn" thành hiện thực, mang lại sự phồn thịnh và ấm no cho mọi nhà.Ngày nay, điện lực miền Nam không chỉ là đơn vị cung cấp điện mà còn là lực lượng tiên phong trong cuộc cách mạng năng lượng. Những cánh đồng điện mặt trời ở Ninh Thuận, những turbine gió ở Bạc Liêu là minh chứng cho tầm nhìn bền vững của EVNSPC. Tôi từng tham quan nhà máy điện Phú Mỹ - cụm nhà máy lớn nhất miền Nam - và không khỏi trầm trồ trước sự hiện đại, hiệu quả của hệ thống. Công nghệ thông minh, lưới điện tự động hóa đang được triển khai, hứa hẹn một tương lai nơi ánh điện không chỉ đủ mà còn xanh, sạch và thân thiện với môi trường.50 năm là một chặng đường dài, nhưng với tôi, đó mới chỉ là khởi đầu. Tôi xin gửi lời tri ân đến những thế hệ cha anh đã hy sinh thầm lặng, từ những người thợ sửa điện dưới bom đạn đến các kỹ sư ngày đêm bám trụ công trường. Chính họ đã đặt nền móng để ngành điện lực miền Nam trở thành niềm tự hào của cả nước. Là một người trẻ, đứng trong đội ngũ những người làm điện, tôi mơ về một ngày ánh điện Việt Nam không chỉ rực sáng trong nước mà còn vươn ra thế giới, xuất khẩu điện tăng, khẳng định vị thế của một dân tộc kiên cường và sức sáng tạo bền bỉ.Tiếp nối hành trình 50 năm của ngành điện miền Nam, học hỏi và kế thừa từ tinh thần yêu nghề, sáng tạo của cha anh trong ngành đi trước, trong cuộc cách mạng công nghệ thứ 4, thế hệ trẻ trong ngành điện miền Nam chúng tôi nói riêng và ngành điện cả nước nói chung, sẽ phát huy những thành tựu to lớn ấy, cùng nhau xây dựng và phát triển rực rỡ ngành điện miền Nam ngày càng hiện đại, ổn định vì màu cờ, sắc áo của ngành - Điện lực miền Nam.Cuộc thi viết "50 năm thắp sáng niềm tin" có tổng giải thưởng lên đến 100 triệu đồng.- Nhận bài thi đến hết ngày 30.4.2025.- Email: 50namdienmiennam@thanhnien.vn. Mời quý bạn đọc xem thể lệ cuộc thi trên thanhnien.vn hoặc evnspc.vn.Kỷ nguyên xe sedan hạng sang cỡ lớn sắp khép lại
Hồ sơ đã được BTC gửi đến 58 trường bao gồm điều lệ chính thức do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) ban hành, 2 quyển sổ đăng ký thi đấu có dán ảnh và xác nhận của CLB cho tất cả 30 thành viên gồm 23 cầu thủ (tối thiểu 2 thủ môn và tối đa có 5 cầu thủ nước ngoài đang học tại trường) và 7 HLV, bác sĩ, lãnh đạo đội, danh sách đăng ký thi đấu (có đóng dấu ký tên đại diện nhà trường), đăng ký trang phục thi đấu (2 màu), đơn cam kết chống tiêu cực của CLB, cầu thủ và ban huấn luyện và đơn cam kết cổ vũ văn hóa của các đội bóng đều theo mẫu của VFF (tất cả đều có đóng dấu ký tên).
Cô gái duy nhất lái tàu metro Bến Thành-Suối Tiên: Từ cô giáo dạy trẻ bay lên 'ngắm' TP trên cao
Sự can thiệp bất thường mới nhất của ông Trump vào Trung Đông như trên diễn ra sau khi Hamas đe dọa sẽ hoãn bất kỳ cuộc trao đổi tù nhân-con tin nào nữa, khiến lệnh ngừng bắn mong manh kéo dài 6 tuần có hiệu lực từ ngày 19.1 có nguy cơ bị phá vỡ, theo AFP.Mô tả động thái của Hamas là "khủng khiếp", Tổng thống Trump nói với các phóng viên tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng rằng ông sẽ "để Israel quyết định" về kết cục sẽ xảy ra với lệnh ngừng bắn."Nhưng theo quan điểm của tôi, nếu tất cả các con tin không được trả tự do trước 12 giờ trưa thứ bảy (ngày 15.2) - tôi nghĩ đó là thời điểm thích hợp - tôi sẽ hủy bỏ lệnh ngừng bắn.. và để địa ngục mở ra", ông Trump nhấn mạnh.Tổng thống Trump cho biết thêm ông có thể sẽ nói chuyện với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu về mốc thời gian ông đưa ra như trên. Israel cho hay quân đội nước này đã sẵn sàng cho "mọi kịch bản có thể xảy ra".Ông Trump không nói rõ về đe dọa như trên, chỉ nói rằng "Hamas sẽ tìm ra ý của tôi." Khi được hỏi liệu có loại trừ khả năng quân đội Mỹ sẽ tham gia hay không, ông Trump trả lời: "Chúng ta hãy xem điều gì sẽ xảy ra".Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Hamas đối với tuyên bố trên của ông Trump.Thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas-Israel nêu rõ các đợt thả tù nhân theo từng đợt sẽ diễn ra trong giai đoạn đầu tiên kéo dài 42 ngày của thỏa thuận. Tuy nhiên, phát ngôn viên Abu Ubaida của cánh vũ trang thuộc Hamas nói trong một tuyên bố hôm 10.2 rằng đợt thả con tin tiếp theo, "dự kiến diễn ra vào thứ bảy, ngày 15.2.2025, sẽ bị hoãn lại cho đến khi có thông báo mới".Ông Ubaida cho hay việc nối lại các cuộc trao đổi tù nhân-con tin "đang chờ sự tuân thủ và thực hiện các nghĩa vụ của những tuần trước của lực lượng chiếm đóng (Israel)". Hamas cáo buộc Israel không thực hiện đúng cam kết theo thỏa thuận ngừng bắn và vi phạm lệnh ngừng bắn.Trong một tuyên bố sau đó, Hamas nói rằng họ đã "cố ý" đưa ra thông báo như trên 5 ngày trước cuộc trao đổi tiếp theo để các bên trung gian có đủ thời gian gây sức ép buộc Israel "thực hiện nghĩa vụ của mình. Cánh cửa vẫn mở để đợt trao đổi tù nhân diễn ra theo đúng kế hoạch, một khi bên chiếm đóng tuân thủ".Cũng tại Phòng Bầu dục hôm 10.2, Tổng thống Trump còn cảnh báo sẽ dừng viện trợ cho các đồng minh Jordan và Ai Cập nếu họ từ chối tiếp nhận người Palestine theo kế hoạch gây tranh cãi của ông là Mỹ sẽ tiếp quản Gaza.Cảnh báo trên được đưa ra sau khi Ai Cập ngày 10.2 bác bỏ "bất kỳ sự thỏa hiệp nào" xâm phạm đến quyền của người Palestine, trong một tuyên bố được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Ngoại Ai Cập Badr Abdelatty gặp người đồng cấp Mỹ tại Washington D.C.Trước đó, ông Trump đã nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn với kênh Fox News rằng người Palestine sẽ không có quyền quay trở lại Gaza theo kế hoạch tiếp quản của Mỹ.
Chiều 17.1, Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM phối hợp Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC) tổ chức hội thảo tham vấn chuyên gia khoa học về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đối với mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính (Fintech) hướng đến phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM. Theo TS Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, tinh thần chung là Trung tâm tài chính quốc tế phải có những chính sách đột phá để thúc đẩy các lĩnh vực mới phát triển nhưng phải quản trị được rủi ro. Trong đó tiền mã hóa phải có những quy định cụ thể, có văn bản pháp lý khả thi trong khi lĩnh vực này ẩn chứa nhiều rủi ro như rửa tiền, tội phạm công nghệ... Tương tự, việc xây dựng cơ chế sandbox cần phải được đặt ra đối với giải pháp công nghệ hỗ trợ tuân thủ quy định cho các lĩnh vực tài chính, ngân hàng; công nghệ chuỗi khối, trí tuệ nhân tạo và cơ chế hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu ứng dụng, ưu đãi về thuế, hỗ trợ tiếp cận vốn như thế nào? Hay cơ chế chính sách, lộ trình phát triển sản phẩm, giao dịch liên quan đến tài sản mã hóa, tiền mã hóa như thế nào? Việc phát hành, sở hữu và giao dịch các token sẽ ra sao... là những vấn đề cần có ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học để làm cơ sở trình dự thảo lên Chính phủ. Ông Đức Trần - quỹ đầu tư IDG Capital VN khẳng định, có một làn sóng Blockchain hóa mọi ngành nghề trong đó, Fintech là ngành có ứng dụng công nghệ này mạnh mẽ nhất trong thời gian qua. Xu hướng phát triển công nghệ Blockchain hay Fintech là tất yếu nên cách tiếp cận là vừa làm vừa xếp hàng để tiết kiệm thời gian. "Trước đây Việt Nam cũng đã có những thử nghiệm như cổng thanh toán trung gian/ví điện tử và đã có nhiều đơn vị tham gia. Trong quá trình thực hiện thị trường cũng có sự thanh lọc. Từ kinh nghiệm có thì thấy thời gian thực hiện sandbox cho nhiều lĩnh vực mới trong khoảng 2 năm là hợp lý. Các cơ chế thử nghiệm phải độc lập với hệ thống tài chính, ngân hàng hiện tại; phải đảm bảo hệ thống kết nối được với quốc tế và phải khai thác được lợi thế hiện tại của Việt Nam như dân số trẻ, nhiều kỹ sư, ham học và khai thác được khoảng 8 triệu tài khoản tiền mã hóa hiện có", vị này nói. Ông Đức Trần nhấn mạnh: Về mặt kỹ thuật, công nghệ lập sàn giao dịch tài sản mã hóa, tiền mã hóa khá đơn giản nhưng cái khó là cho bao nhiêu sàn? Ai là đơn vị quản lý sàn? Lợi thế của đồng tiền mã hóa là vô danh nhưng nếu kiểm soát một sàn tập trung thì mọi người có tham gia không? Ví dụ nhà nước lập 1 sàn, cho 2 sàn tư nhân và 1 sàn quốc tế thì được không? Luật sư Trần Anh Đức - A&O Shearman, thông tin nhiều công ty nước ngoài đã và đang quan tâm tìm hiểu đến Fintech tại Việt Nam như có được mở sàn giao dịch tiền mã hóa, tài sản mã hóa hay không? Người Việt Nam có được mở tài khoản không? Công ty nước ngoài có được mở ngân hàng số, tài khoản số được không? Ví dụ công ty taxi có nhu cầu cần giải pháp đột phá về thanh toán tiện lợi để người dùng mở tài khoản trực tiếp với công ty thì hiện nay không làm được. Công ty nước ngoài có xin được giấy phép mở trung gian thanh toán hay không? Hơn nữa, một vướng mắc lớn nhất là tài sản số chưa được công nhận. Cũng như điểm chung của các trung tâm tài chính quốc tế là không kiểm soát ngoại hối gồm chuyển tiền, chuyển đổi tự do tiền VND sang ngoại tệ khác trong khi Việt Nam vẫn đang kiểm soát chính sách này. Vậy liệu có thể lập sandbox cho các vấn đề này hay không khi TP.HCM có Trung tâm tài chính quốc tế...
Hai tâm trạng trái ngược
Giờ đây, ông đang kêu gọi nam giới hãy kiểm tra “cậu nhỏ” thường xuyên hơn để phát hiện các triệu chứng.